Tìm hiểu về mã lỗi máy lạnh Electrolux để quá trình khắc phục sự cố hỏng máy lạnh dễ dàng, chính xác hơn là gợi ý mà Điện lạnh Anh Thắng dành cho tất cả các khách hàng đang sử dụng thiết bị này. Vậy mã lỗi của máy lạnh Electrolux có bao nhiêu loại? Ý nghĩa của các mã lỗi này là gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay sau đây nhé.
1- Cách kiểm tra mã lỗi máy lạnh Electrolux
– Tính năng báo lỗi tự động sẽ xuất hiện trên màn hình LCD của máy lạnh Electrolux. Khi máy lạnh hoạt động sai hoặc có lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng, thì sẽ cảnh báo, giúp cho người dùng phát hiện sớm những sự cố và bảo trì kịp thời.
– Cách kiểm tra mã lỗi máy lạnh Electrolux như sau:
+ Bước 1: Hướng điều khiển của máy lạnh về bộ cảm biến dàn lạnh
+ Bước 2: Nhấn và giữ nút “CHK” hoặc “Check” cho đến khi màn hình hiển thị 2 số “00“
+ Bước 3: Nhấn nút mũi tên lên xuống, mỗi lần nhấn nút remote sẽ hiển thị lỗi. Khi đó hãy so sánh với bảng mã lỗi điều hòa Electrolux để tìm ra nguyên nhân hư hỏng mà thiết bị đang gặp phải
2- Bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux
Dưới đây là bảng mã lỗi điều hòa Electrolux thông dụng mà Điện lạnh Anh Thắng đã tổng hợp lại để khách hàng tiện tham khảo:
STT | Mã lỗi | Tên lỗi |
1 | E1 | – Vấn đề nằm ở phần cảm biến nhiệt độ trong phòng |
2 | E2 | – Sự cố của hệ thống bảo vệ máy chống đóng tuyết |
3 | E3 | – Phần môi chất lạnh đang bị tích tụ, tắc nghẽn hoặc rò rỉ |
4 | E4 | – Chế độ bảo vệ máy nén xả nhiệt độ cao |
5 | E5 | – Chế độ bảo vệ quá dòng AC |
6 | E6, | – Dàn lạnh và dàn nóng đang bị mất kết nối |
7 | E8, H4 | – Mã lỗi máy lạnh Electrolux báo động nhiệt độ đang quá cao |
8 | H6 | – Không có phản hồi từ motor quạt dàn lạnh |
9 | LP | – Lỗi giữa dàn nóng và dàn lạnh |
10 | L3 | – Phần động cơ quạt dàn nóng đang bị hỏng |
11 | L9 | – Chế độ bảo vệ dòng điện |
12 | F0 | – Môi chất làm lạnh tích tụ |
13 | F1 | – Cảm biến bên trong phòng bị hở hoặc ngắn mạch |
14 | F2 | – Cảm biến đường ống của dàn lạnh bị hở hoặc ngắn mạch |
15 | F3 | – Cảm biến của dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch |
16 | F4 | – Vấn đề nằm ở phần cảm biến dàn nóng. Có thể cảm biến đã bị hở hoặc ngắn mạch |
17 | F5 | – Hiện tượng bị hở hoặc ngắn mạch xảy ra ở bộ phận cảm biến xả |
18 | F6 | – Mã lỗi máy lạnh Electrolux cảnh báo giới hạn quá tải |
19 | F8 | – Giới hạn quá dòng |
20 | F9 | – Báo động nhiệt độ xả đang cao |
21 | FH | – Giới hạn chống đóng tuyết |
22 | H1 | – Chế độ rã đông của máy |
23 | H3 | – Chế độ bảo vệ chống quá tải máy nén |
24 | H5 | – Bảo vệ IPM |
25 | HC | – Chế độ bảo vệ PFC |
26 | EE | – Mã lỗi máy lạnh Electrolux EEPROM |
27 | PH | – Dấu hiệu điện áp PN quá cao |
28 | PL | – Cảnh báo điện áp PL quá thấp |
29 | U7 | – Dấu hiệu bất thường ở van 4 chiều |
30 | P0 | – Máy nén ở chế độ chạy thử tần số thấp |
31 | P1 | – Máy nén ở chế độ chạy thử tần số định mức |
32 | P2 | – Máy nén ở chế độ chạy thử tần số tối đa |
33 | P3 | – Máy nén ở chế độ chạy thử tần số trung bình |
34 | LU | – Mã lỗi máy lạnh Electrolux báo động mức công suất của máy |
35 | EU | – Mã lỗi máy lạnh Electrolux báo động về mức nhiệt độ |
Bên cạnh bảng mã lỗi điều hòa Electrolux với những lỗi phổ biến kể trên, thì máy lạnh Electrolux còn thường xuyên xảy ra một số lỗi khác không nằm trong bảng mã lỗi trên:
Lỗi | Nguyên nhân | Dấu hiệu nhận biết |
– Máy lạnh bị mất nguồn | – Cầu chì đang bị lỏng, thiết bị bị hở mạch hoặc bảng mạch điện tử đã bị hỏng | – Khi mở cầu chì thì không thấy máy lạnh phát ra tiếng “bíp” |
– Không thể điều khiển được máy lạnh bằng remote | – Bị hỏng hoặc bảng mạch điện tử nhận tín hiệu trên dàn lạnh bị hỏng | – Hướng điều khiển về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm nút nhưng điều hòa không thấy phản hồi lại |
– Dàn lạnh có mùi hôi trong khi đã hoạt động | – Máy lạnh đã lâu không được vệ sinh dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. – Hoặc vấn đề nằm ở khí gas bị rò rỉ và phát ra mùi hôi thông qua dàn lạnh | – Hơi lạnh tỏa ra mùi khác thường, có mùi hôi khó chịu |
– Dàn lạnh gặp sự cố | – Máy lạnh bị tắc ống xả. – Do cánh quạt ở dàn lạnh đang quay quá chậm hoặc ngừng hoạt động dẫn đến máy bị đóng tuyết, tạo sương trong lúc làm mát. | – Dàn lạnh bị chảy nước, vỏ của dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra dàn lạnh ở dạng sương, dàn lạnh bị đóng tuyết. |
– Máy lạnh kém lạnh | – Máy lạnh của bạn đang bị thiếu gas, hết gas – Bộ phận bảng mạch điện tử ở dàn lạnh gặp sự cố – Bo mạch bị hỏng | – Máy lạnh hoạt động nhưng không thất mát, không có hơi lạnh thổi ra |
>> Khi máy lạnh nhà bạn gặp sự cố hư hỏng trên, bạn không nên tự xử lý, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc đơn vị chuyên sửa máy lạnh Electrolux để được hỗ trợ kịp thời tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
Nếu như bạn đang loay hoay không biết địa chỉ nào sẽ giúp mình sửa các mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter nhanh chóng và hoàn hảo nhất thì Điện lạnh Anh Thắng sẽ đem lại cho bạn sự hài lòng rõ rệt. Truy cập website https://www.dienlanhanhthang.com/ để đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn nhé.