Trong quá trình sử dụng tủ đông khó tránh khỏi tình trạng tủ đông bị đóng tuyết làm giảm hiệu quả đông lạnh cũng như tiêu tốn điện năng. Cùng theo dõi bài viết sau đây của Điện lạnh Anh Thắng để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé.
1- Cho thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ đông
– Đây là thói quen sai lầm mà nhiều người dùng mắc phải trong quá trình sử dụng tủ đông. Những thực phẩm có độ ẩm cao hay bọc thực phẩm vẫn còn nước sẽ làm cho độ ẩm trong tủ tăng lên. Độ ẩm cao và nước từ thực phẩm sẽ tạo nên lớp tuyết bao quanh thực phẩm và trong lòng tủ. Từ đó tủ đông sẽ bị đóng tuyết nhanh chóng, hiệu quả làm lạnh cũng sẽ giảm, đồng thời điều này cũng sẽ làm tiêu tốn điện năng.
– Cách khắc phục: Hạn chế tối đa việc cho thực phẩm có độ ẩm cao. Hoặc cũng có thể làm giảm độ ẩm của thực phẩm trước khi cho vào tủ. Ngoài ra, người dùng nên kiểm tra và hút bớt nước khỏi bọc thực phẩm để giảm tình trạng tủ đông bị đóng tuyết.
2- Tủ đông bị hở hoặc do mở tủ liên tục
– Khi cửa tủ đông bị mở thường xuyên hay bị kênh hở cửa cũng là nguyên nhân làm tủ đông bị đóng tuyết. Thông thường, để ngăn tối đa hơi lạnh thoát ra ngoài, nhà sản xuất đã tích hợp thêm khóa an toàn cùng gioăng cao su để giúp cánh tủ luôn được đóng kín.
– Cách khắc phục: Người dùng không nên mở tủ đông quá nhiều lần và lưu ý không để tủ bị hở tránh tình trạng tủ đông đóng tuyết để hiệu quả hoạt động được đảm bảo. Người dùng cũng nên đóng cửa tủ lại nhanh chóng ngay sau khi đã lấy đủ thức ăn.
3- Miếng đệm cao su của tủ đông bị hỏng
– Gioăng tủ đông hay còn gọi là miếng đệm là một dải cao su liền mạch được gắn chặt vào rãnh xung quanh mép cửa. Nó có tác dụng ngăn cản không khí bên ngoài không lọt được vào trong tránh tình trạng thất thoát hơi lạnh giúp thực phẩm luôn được đông lạnh.
– Khi bộ phận này bị lỗi hỏng hay hở sẽ làm cho độ ẩm trong không khí lọt vào tủ làm cho tủ đông bị đóng tuyết. Tủ đông không duy trì được nhiệt độ an toàn vừa làm thức ăn hư hỏng nhanh vừa làm tăng điện năng tiêu thụ do thiết bị phải hoạt động nhiều hơn để giữ nhiệt độ đông cần thiết.
– Cách khắc phục: Thông thường, người dùng nên kiểm tra tình trạng gioăng cao su định kì 12 tháng/ 1 lần. Bạn nên thay gioăng cao su nếu bị hỏng hoặc rách để tránh tủ đông bị đóng tuyết.
4- Bị nghẹt lỗ xả nước
– Khi lỗ thoát nước trong khay đựng nước tắc nghẽn do bám bẩn, tủ đông bị kín sẽ làm cho độ ẩm và nước từ thực phẩm trong tủ lạnh không thoát được ra ngoài làm cho tủ đông bị đóng tuyết.
– Cách khắc phục: Kiểm tra lỗ thoát nước bên trong, vệ sinh tủ thường xuyên và đảm bảo lỗ thoát nước thông tắc để tránh tình trạng tủ bị hư hỏng, đóng tuyết.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục trình trạng tủ đông bị đóng tuyết. Điện lạnh Anh Thắng hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình sử dụng thiết bị. Truy cập website https://dienlanhanhthang.com để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích.
Dịch vụ hỗ trợ: Sửa Tủ Đông Tại TPHCM, Sửa Chữa Tại Nhà, Bảo Hành Uy Tín