Ngày nay, việc sở hữu một chiếc máy sấy quần áo tại nhà đã không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ, khác hẳn với trước đây chỉ có những trung tâm giặt là mới dùng đến loại thiết bị này. Cách vệ sinh máy sấy quần áo tại nhà như thế nào hiệu quả? Có nhất thiết phải gọi thợ đến để sửa chữa và vệ sinh tại nhà hay không? Cùng tìm kiếm câu trả lời có trong bài viết này của Điện lạnh Anh Thắng nhé.
1- Vì sao bạn cần biết cách vệ sinh máy sấy quần áo?
– Bạn biết không, một chiếc máy sấy quần áo có công dụng rất lớn trong việc làm khô, diệt khuẩn, đánh bay mùi cho quần áo. Chính vì vậy mà việc vệ sinh máy thường xuyên giúp cho máy lúc nào cũng sạch sẽ, đảm bảo máy luôn hoạt động tốt do được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên. Không những thế, trải qua quá trình làm việc lâu dài, tuổi thọ của máy mỗi lúc một cao, việc vệ sinh máy còn hạn chế những hỏng hóc rủi ro có thể xảy ra.
2- Những dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh máy sấy quần áo tại nhà
– Thực ra, cách vệ sinh máy sấy quần áo tại nhà, đặc biệt là máy sấy cửa ngang không đòi hỏi quá nhiều thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị thật đầy đủ những loại thiết bị hỗ trợ của quá trình vệ sinh, điều này hạn chế tình trạng đang làm mà phải gián đoạn để tìm kiếm đồ dùng, mất thời gian và công sức.
– Bạn có thể lựa chọn một số dụng cụ cơ bản để vệ sinh như: khăn lau mềm, một chiếc bàn chải cũ, một vòi nước cao áp, giấm ăn có tính sát trùng, những dung dịch tẩy rửa thông thường an toàn cho da như nước rửa không paraben.
3- Cách vệ sinh máy sấy quần áo
3.1- Các bước vệ sinh bên trong máy
Bước 1: Vệ sinh lưới lọc
– Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, không thể thiếu ở mỗi cơ chế hoạt động của máy. Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều bụi bẩn, các loại xơ vải, vụn vải tích tụ mỗi khi máy làm việc, do đó việc quan trọng hàng đầu là làm cho lưới lọc trở nên thông thoáng. Đầu tiên, bạn dùng một chiếc khăn vải mềm, nhẹ nhàng lau kỹ lưỡng, loại bỏ hoàn toàn những lớp bụi bẩn, xơ vải rồi tiếp tục lắp lại lưới lọc như cũ. Nếu có thời gian, các nhà sản xuất khuyên bạn nên vệ sinh máy kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng là tốt nhất.
Bước 2: Vệ sinh bộ cảm ứng của máy
– Trong cấu tạo một chiếc máy sấy quần áo, bộ phận cảm ứng có vai trò cực kỳ quan trọng, đảm đương nhiệm vụ thông báo khi máy sấy khô đã thực hiện xong. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể tham khảo để tiến hành vệ sinh như sau:
– Đầu tiên, cần chắc chắn rằng máy không còn hoạt động, dây nối nguồn không cắm điện, và máy phải hoàn toàn nguội nếu như vừa sử dụng. Chỉ khi đảm bảo những điều kiện tiên quyết như thế, bạn mới nên tiến hành vệ sinh.
– Việc thực hiện cũng rất đơn giản, đầu tiền dùng một miếng vải mềm nhúng trọn vào dung dịch giấm, cũng như nước muối pha loãng. Tiếp theo, lau xung quanh bề mặt của bộ cảm ứng. Khuyến khích nên lau khô lại để đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, các thương hiệu sản xuất khuyên bạn nên đảm bảo lịch vệ sinh định kỳ 3 tháng/ lần. Đặc biệt, không nên dùng những loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa quá mạnh, bởi chúng có thể gây hỏng và dẫn đến hiện tượng cháy nổ.
Bước 3: Vệ sinh kỹ lưỡng ngăn chứa nước
– Ở bất cứ dòng máy sấy quần áo nào, đặc biệt là dạng máy sấy ngưng tụ, bạn đừng bao giờ quên việc đổ hết nước tích tụ bên trong ngăn chứa ra, nhằm tránh trường hợp nước bị dồn ứ mà tràn ra bên ngoài.
– Không chỉ dừng lại ở đó, bạn còn nên vệ sinh ngăn chứa bằng việc tháo lưới máy ( nhớ phải tắt máy trước khi thực hiện), sau đó đổ hết nước trong ngăn đi rồi lắp lại như cũ.
Bước 4: Sử dụng vệ sinh hệ thống thông hơi
– Hệ thống thông hơi được lắp đặt bên trong máy sấy lúc nào cũng được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng là vệ sinh định kỳ sau 20 lần sử dụng. Bất cứ khi nào cần vệ sinh hệ thống thông hơi, bạn nên tắt nguồn điện, rút phích cắm, tiếp đến mở khóa thông hơi ( thường là 4 chiếc) sau đó mở rôn đĩa rồi kéo bình thông hơi ra bên ngoài.
– Vào lúc vệ sinh bình, chú ý nên sử dụng vòi xịt nước được tích hợp áp suất cao để vệ sinh. Tiếp theo đó là lắp lại kỹ lưỡng vị trí cũ cho những lần sử dụng tiếp theo.
Bước 5: Vệ sinh lồng sấy
– Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với quần áo, chính vì lẽ đó mà bạn nên vệ sinh kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng. Việc vệ sinh lồng sấy cũng không quá khó khăn đâu, bạn dùng khăn mềm, có độ ẩm vừa phải để có thể lau nhẹ bề mặt bên trong lồng sấy.
3.2- Các bước vệ sinh bên ngoài máy
– Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng, nhưng bề ngoài của chiếc máy sấy quần áo cũng tác động không nhỏ tới tính thẩm mỹ trong ngôi nhà của gia đình bạn. Bởi thế cho nên, bạn đừng quên vệ sinh sạch sẽ bên ngoài để đảm bảo máy lúc nào cũng luôn luôn mới, giữ được độ bóng bẩy để máy không bị xuống cấp nhé.
– Cách vệ sinh máy sấy quần áo khu vực bên ngoài máy cũng khá đơn giản: Bạn chỉ cần dùng chiếc khăn mềm để lau xung quanh bề mặt bên ngoài bằng nước tẩy rửa nhẹ nhàng. Tiếp đó là lau khô lại để có thể đảm bảo vệ sinh tốt nhất có thể.
Thay cho lời kết
Cách vệ sinh máy sấy quần áo đúng cách tại nhà giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và ngăn ngừa việc tốn điện do máy được vệ sinh thông thoáng, không bám bụi. Để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa, đừng quên truy cập vào website https://www.dienlanhanhthang.com nhé. Chắc chắn chúng tôi sẽ không để bạn thất vọng đâu.
Dịch vụ hỗ trợ: Sửa Máy Sấy Quần Áo Tại Nhà TPHCM – Giá Rẻ – Chuyên Nghiệp